Trong phong tục thờ cúng, việc rút tỉa chân hương nhang, lau dọn ban thờ hay theo Phật học còn gọi là Bao Sái được thực hiện khi gia chủ thấy ban thờ, bát hương đã có nhiều chân hương và đặc biệt là trước mỗi dịp Tết Nguyên Đán. Điều quan trọng khi thực hiện việc này là phải làm một cách thành tâm, nghiêm chỉnh và đúng bài bản.
Nên rút tỉa chân hương nhang vào lúc nào là phù hợp?
Đại đa số chung người dân Việt Nam sẽ chờ đến dịp cuối năm để rút tỉa chân hương nhang (Bao Sái), trong khoảng từ ngày 23 tháng chạp trở đi. Tuy nhiên, với những nhà thắp hương hàng ngày, việc tỉa chân hương nhang không nhất thiết phải chờ đến dịp gần Tết Nguyên Đán, chúng ta hoàn toàn có thể chọn một ngày cát lành trong năm để lau dọn, tỉa bớt chân nhang khi bát hương đã đầy hoặc có thể làm định kì hàng tháng hoặc hai đến ba tháng một lần để giữ mỹ quan, giúp ban thờ sạch sẽ, sáng sủa cũng như phòng chống nguy cơ gây hỏa hoạn mà không lo phạm kị Thần linh.
Tại sao phải lau dọn ban thờ, tỉa chân hương nhang thường xuyên?
Lau dọn nơi thờ cúng, bao sái ban thờ là để thể hiện sự thành kính với các bậc Thần Phật và lòng thành tâm, hiếu nghĩa với những người thân đã khuất. Trong đó, tỉa chân hương là việc quan trọng nhất trong dọn dẹp ban thờ. Việc để bát hương quá đầy khiến những nén hương tiếp theo không chạm được tới tro của bát hương, các chân hương chồng chéo lên nhau, khiến việc thắp hương không còn ý nghĩa.
Ngoài việc để bát hương đầy ban thờ nhanh bụi bẩn, chân hương cao còn giống như cái cột che khuất di ảnh, tượng thờ, hiểu theo ý nghĩa tâm linh tựa như Thần linh, Gia tiên bị “che mắt” gây cản trở việc soi xét chứng kiến sự thành tâm của gia chủ, đây là việc gây bất kính.
Xét theo góc độ mỹ quan, ban thờ thanh tịnh, trang nghiêm, gọn gàng thể hiện cái tâm chăm chút của người thờ cúng, gây thiện cảm với người nhìn.
Cách lau dọn ban thờ
Trước khi lau dọn bao sái ban thờ người thực hiện phải tắm rửa sạch sẽ, xúc miệng nước thơm, sau đó thắp một nén hương khấn xin phép Thần linh, Gia tiên tạm lánh sang nơi khác để gia chủ lau dọn mà không lo làm ảnh hưởng đến các bậc bề trên.
Chuẩn bị khăn sạch, nước pha rượu gừng hoặc nước thơm từ các loại thảo mộc, rồi dùng khăn nhúng nước đó mà lau dọn. Chú ý lau dọn từ cao rồi mới xuống thấp. Nên sử dụng khăn mềm lau chùi để tránh làm xước, bay màu sơn bề mặt ban thờ cũng như tượng, di ảnh. Đối với các đồ thờ bằng đồng thì không nên lau bằng rượu, cồn hoặc hóa chất để tránh làm cho đồng bị phản ứng gây ô- xi hóa, han rỉ thành màu xanh, hoặc nhanh bi xỉn màu mất đi độ sáng bóng ban đầu.
Trong khi lau dọn cần tránh việc di chuyển bát hương, để bát hương ở nguyên vị trí ban đầu dùng khăn sạch nhúng rượu gừng cho thơm, lau từ trên miệng bát hương trở xuống. Nếu khi lau chẳng may bát hương bị xê dịch thì gia chủ không nên lo sợ, cứ làm bình thường sau đó sửa sang đặt lại bát hương về vị trí cũ, rồi thắp hương khấn xin bề trên tạ lỗi.
Khi sắp xếp ban thờ xong xuôi, gia chủ dâng đồ cúng lễ lên để tạ Chư Phật, Thần Linh, Gia Tiên. Vật phẩm dâng cúng phải dùng đồ lễ thanh tịnh, sử dụng hương nhang sạch, nước tinh khiết, đèn, nến, hoa quả tươi.
Tỉa chân hương nhang thế nào cho đúng cách?
Khi rút tỉa chân Hương (nhang) gia chủ nên rút từng chút một, nhẹ nhàng ,bình tâm cho tơi khi bát hương còn lại số chân hương lẻ ( ví dụ như 3,5,7,9 ) nhưng thường thì mọi người để lại 3 chân hương là đủ, với hàm ý lưu giữ lại lộc tồn.
Các chân nhang đã tỉa đem hóa thanh tro, tro đem rải ngoài sông hồ nơi có nguồn nước lưu thông hoặc để bảo vệ môi trường mọi người đem vùi tro tại các gốc cây lớn. Cần lưu ý không được vứt chân nhang hoặc các đồ thờ cúng vào thùng rác, những nơi ô uế, đây là điều tối kị.
Thay tro cho bát hương
Sau khi rút tỉa chân nhang (Bao Sái), nếu bát hương còn đầy tro thì gia chủ dùng thìa lấy bỏ bớt, hoặc tro vơi thì mua tro sạch được đốt từ rơm nếp đổ thêm vào bát hương. Nguyên tắc tro chỉ cần đầy 2/3 bát hương là được.
Trừ khi gia chủ có ý định bốc bát hương khác mới sử dụng tro mới hoàn toàn, còn nếu là lau dọn định kì tuyệt đối không được dốc hết tro cũ trong bát hương đem bỏ.
Văn khấn trước khi lau dọn ban thờ
Nam Mô A Di Đà Phật ( 3 lần )
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy Ngọc Hoàng Thượng Đế, Hoàng Thiên Hậu Thổ, Ngũ Phương Ngũ Thổ, Long Mạch Thổ, Thần Đông Trù Tư Mệnh Tảo Phủ Thần Quân.
Con kính lạy các Cụ gia tiên tiền tổ, chư vị Tiên Linh.
Tín chủ con là:…………………… ngụ tại…………………………
Hôm nay là ngày: …………………………… con xin phép được bao sái lại ban thờ gia tiên cho sạch sẽ, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, chư vị tiên linh chấp thuận.
Cúi xin các vong linh gia tiên tạm lánh sang nơi khác cho tín chủ con thực hiện công việc. Xong xuôi sạch sẽ con lại kính mời chư vị tiên linh về ngự tại đây.
Nam Mô A Di Đà Phật ( 3 lần )
Xin chào! Mình là Phúc An, Co-Founder tại Hương Phúc An chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất hương nhang có nguồn gốc từ nguyên liệu thảo mộc, mong muốn của mình là tạo ra các sản phẩm hương nhang sạch, an toàn cho sức khỏe, thân thiện với môi trường. Mình ấn tượng bởi hương thơm tự nhiên từ hàng trăm loại thảo mộc và luôn tìm cách để đưa mùi thơm đó vào các sản phẩm hương nhang truyền thống Việt Nam.
Ngoài ra mình còn có sở thích du lịch tới các địa điểm văn hóa tâm linh và tìm hiểu về văn hóa, phong tục tín ngưỡng truyền thống Việt.
Xuyên Khung vị dược liệu có trong hương nhang thảo mộc thuốc bắc
Xuyên Khung có tên khoa học là Ligusticum striatum là một loài cây thân thuộc họ Hoa Tán (Apiaceae). Loại cây này cao khoảng 50 – 150 cm ra hoa [...]
1 Comment
Th4
Tảo mộ dịp cuối năm, phong tục truyền thống của người Việt
Cuối năm là thời điểm bận rộn nhất trong năm, bên cạnh việc cần mua sắm ,sửa sang, dọn dẹp nhà cửa đón xuân, nhiều người còn tất bật lo [...]
Th10
Thông báo tuyển dụng nhân sự Quý 3 năm 2021
Hương Phúc An thông báo cần tuyển dụng nhân sự tại các vị trí sau: 1. Nhân Viên Phát Triển Thị Trường Mô tả công việc: Mở rộng hệ thống [...]
Th8
Tế Tân vị nguyên liệu có trong Hương Nhang Thuốc Bắc
Tế Tân có tên khoa học là Asarum sieboldii Miq là loài thực vật thân thảo trong họ Mộc Hương Nam. Nó còn có một số tên gọi khác như: [...]
1 Comment
Th4
Tiểu Hồi Hương vị thơm quyến rũ có trong hương nhang thảo mộc
Tiểu Hồi Hương có tên khoa học là Foeniculum Vulgare là một loài cây thân thảo thuộc họ Hoa Tán, nó còn được gọi bằng một số cái tên khác [...]
Th4
Thắp hương nhang 3 trong ngày Tết Nguyên Đán
Thắp hương nhang là nét đẹp văn hóa tồn tại từ lâu đời của người dân Việt. Đặc biệt vào những ngày Tết Nguyên Đán là dịp người dân sử [...]
Th11
Vỏ Cây Bời Lời nguyên liệu không thể thiếu trong sản xuất hương nhang sạch
Cây Bời Lời có tên khoa học là Litsea Glutinosa là loài thực vật thuộc họ Long Não nó còn có nhiều tên gọi khác như Bời Lời Nhớt, bời [...]
Th3
Nhục Đậu Khấu thành phần hảo hạng trong Hương Nhang Thuốc Bắc cao cấp
Nhục Đậu Khấu có tên khoa học là Myristica Fragrans loại cây này thuộc họ Myristica một nhánh cùa bộ Mộc Lan (Magnoliales) có nguồn gốc từ Indonesia, sau này [...]
Th3
Song Ly To (Mỏ Quạ) Nguyên liệu thảo mộc trong sản xuất hương sạch.
Song Ly To là một loại thực vật thân thảo, có nhiều tên gọi dân gian khác như: Mỏ Quạ, Hoàng Lồ, Móc Câu, Cây Bướm, Sọng Vàng, Gai Mang. [...]
Th4
Gỗ cây Hoàng Đàn nguyên liệu quý có trong hương nhang hảo hạng.
Cây Hoàng Đàn còn được gọi là Tùng có ngấn hay có tên khoa học là Cupressus torulosa, họ Trắc Bách Diệp (Cupressaceae), Chi Hoàng Đàn (Cupressus). Đây là loài [...]
2 Comments
Th12
Cúng giao thừa như thế nào trong dịp Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021
Cúng giao thừa như thế nào trong dịp Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021 Theo phong tục truyền thống của người Việt Nam, thời khắc quan trọng nhất của Tết [...]
Th11
Nhựa Trám thành phần thường có trong hương nhang thảo mộc
Nhựa Trám hay còn gọi là Nhựa Trám Trắng được chiết xuất từ Cây Trám Trắng. Cây Trám Trắng có tên gọi khoa học là Canarium album họ Trám (Burseraceae). [...]
Th4
Kinh nghiệm phân biệt hương nhang sạch và hương nhang hóa chất
Trên thị trường hiện nay Hương nhang sạch và hương nhang hóa chất là hai loại sản phẩm có bản chất, đặc tính khác nhau. Hương nhang sạch được sản [...]
Th9
Bồ Kết phụ gia nhỏ giúp mùi thơm của Hương Nhang lưu lại lâu hơn
Bồ kết có tên khoa học là Gleditsia loại thực vật này chi Vang, họ Đậu hay họ Cánh Bướm còn có một số tên gọi khác như Bồ Kếp, [...]
1 Comment
Th3
Thảo Quả nguyên liệu đặc biệt, mùi thơm của Hương Nhang Thuốc Bắc
Thảo Quả có tên khoa học là Amomum Tsaoko là loài thực vật họ Gừng còn có một số tên gọi khác như: Đò ho, Tò ho, Mác Hẩu, May [...]
2 Comments
Th3
Hương nhang đậu tàn quan niệm sai lầm trong phong tục thờ cúng
Thắp hương là để chiêu khí cầu Phúc An, về bản năng tín ngưỡng tâm linh, chúng ta luôn muốn dành những thứ đẹp nhất, tốt nhất dâng lên ban [...]
Th9
Chùa Một Cột Đài Sen Phật Pháp giữa lòng Hà Nội.
Chùa Một Cột còn có tên gọi khác là Chùa Mật, Diên Hựu tự hay Liên Hoa Đài hoặc Nam Thiên Nhất Trụ. Những cái tên mỹ miều cũng phần [...]
Th7
Phủ Tây Hồ – Nơi linh thiêng thờ Bà Chúa Liễu Hạnh
Phủ Tây Hồ trước thuộc thôn Tây Hồ, là đất một làng cổ của ngoại thành Thăng Long nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Phủ Tây [...]
Th8
Tuyết Tùng mùi thơm êm dịu có trong hương nhang thảo mộc
Tuyết Tùng có tên gọi khoa học là Thuja Plicata là một loài cây lá kim thân gỗ lớn thuộc họ Thuja. Nó là loài cây được tìm thấy chủ [...]
2 Comments
Th4
Vỏ Quế Quan nguyên liệu chính có trong Hương Nhang Quế hảo hạng.
Quế Quan có tên khoa học là Cinnamomum verum là một loại thực vật thuộc họ Nguyệt Quế. Loài cây này có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu Á [...]
1 Comment
Th4
Hoa Hồi nguyên liệu thảo mộc thường có trong Hương Nhang Cổ Truyền
Hoa Hồi thực tế là quả của cây Đại Hồi, nhưng vì hình dáng của nó giống một bông hoa nên người ta thường gọi như vậy. Đại Hồi có [...]
1 Comment
Th4
Trắc Bách Diệp thảo mộc tự nhiên có trong hương nhang sạch.
Trắc Bách Diệp (Bách Diệp Thảo) có tên khoa học là Platycladus Orientalis là loài thực vật hạt trần thuộc họ Hoàng Đàn nó còn được gọi bằng một số [...]
Th4
Khuyến mại 10% vào hai ngày 14 và 15 Âm Lịch hàng tháng từ Hương Phúc An
Ưu đãi 15 Âm Lịch hàng tháng từ Hương Phúc An Vào ngày 15 Âm lịch tức ngày Rằm, các gia đình Việt lại chuẩn bị sắm lễ ở nhà [...]
Th8
Sự tích ngôi đền Bạch Mã linh thiêng.
Kinh thành Thăng Long xưa có bốn trấn (tứ trấn) tại bốn hướng Nam, Bắc, Đông, Tây. Trấn phía Nam là đền Kim Liên, trấn phía Bắc là đền Quán [...]
Th7
Hoa Ngâu Khô phụ gia có trong Hương Nhang Thảo Mộc Việt Nam
Cây Hoa Ngâu có tên khoa học là Aglaia Duperreana là một loài thực vật thuộc chi Aglaia, họ Xoan. Là một loại cây bản địa ở Việt Nam nhưng [...]
1 Comment
Th3
Hương nhang cuốn tàn, cong tàn hiểm họa khôn lường khi sử dụng
Hương nhang cuốn tàn hay đậu tàn (cong tàn), sản phẩm mang nhiều hóa chất độc hại từ lâu đã len lỏi vào đời sống tín ngưỡng tâm linh của [...]
Th9
Ưu đãi 20% mùng 1 Âm lịch hàng tháng từ Hương Phúc An
Ưu đãi mùng 1 Âm lịch hàng tháng từ Hương Phúc An Vào ngày mùng 1 Âm lịch hàng tháng, các gia đình Việt lại chuẩn bị lễ cúng gia [...]
Th8
Đền Quán Thánh điểm đến văn hóa tâm linh không thể bỏ lỡ khi tới Hà Nội
Đền Quán Thánh trấn phía Bắc – một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa, 3 trấn còn lại là đền Bạch Mã trấn phía Đông, đền Voi Phục [...]
Th7
Chùa Trấn Quốc điểm đến văn hóa tâm linh đặc biệt tại Hà Thành
Chùa Trấn Quốc nơi văn hóa tâm linh Phật Giáo Việt Nam Chùa Trấn Quốc một ngôi chùa cổ có lịch sử lâu đời nhất mảnh đất Thăng Long, với [...]
Th7
Dâng hương nhang cúng lễ hóa vàng dịp Tết Nguyên Đán
Theo phong tục tập quán người Việt Nam, sau khi hết 3 ngày Tết các gia đình lại tất bật sửa soạn vật phẩm làm lễ hóa vàng để tạ [...]
Th11
Nhựa Thau nguyên liệu đặc biệt làm nên Hương nhang Thuốc Bắc
Nhựa Thau hay còn gọi là Nhựa Sau Sau là một loại nhựa cây thảo mộc thiên nhiên lấy từ thân cây Sau Sau. Cây Sau Sau có tên gọi [...]
4 Comments
Th3
Cam Thảo Bắc vị thuốc thường dùng trong Hương Nhang sạch
Cam thảo bắc có tên khoa học là Glycyrrhiza Uralensis là loài thực vật thuộc họ Cánh Bướm (Fabaceae) còn có tên gọi dân gian khác như Quốc lão, Linh [...]
1 Comment
Th3
Rút tỉa chân hương nhang, bao sái ban thờ trước dịp Tết Nguyên Đán
Trong phong tục thờ cúng, việc rút tỉa chân hương nhang, lau dọn ban thờ hay theo Phật học còn gọi là Bao Sái được thực hiện khi gia chủ [...]
Th10
Các loại nhang cúng, hương thắp truyền thống Việt Nam
Trong tâm thức của mỗi người Việt Nam đều tin tưởng rằng ở thế giới bên kia, trong khoảng không gian vô định, có những hình ảnh, những con người [...]
Th11
Đại Hoàng nguyên liệu đem vị thơm tinh túy cho Hương Nhang Thảo Mộc
Đại Hoàng hay Đại Hoàng Chưởng Diệp có tên khoa học là Rheum palmatum L là loại thân thảo lâu năm, họ Rau Dăm và có hoa. Ngoài ra còn [...]
1 Comment
Th4
Nghi thức dâng hương nhang cúng Ông Công, Ông Táo về trời
Táo Quân hay: Ông Công, Ông Táo được cho là vị thần theo sát cuộc sống hàng ngày của con người dưới hạ giới. Với vai trò là cầu nối [...]
Th11
Sâm Ngọc Linh dược liệu quý có trong hương nhang thảo mộc
Sâm Ngọc Linh có tên gọi khoa học là Panax Vietnamensis là loại thực vật thuộc họ Araliaceae còn gọi là Sâm Việt Nam, Sâm Trúc, Sâm Khu 5, Củ [...]
Th4
Đương Quy một thành phần có trong hương nhang thuốc bắc thảo mộc.
Đương quy có tên khoa học là Angelica sinensis là một loài thực thảo có hoa trong họ Hoa Tán. Nó còn có một số tên gọi khác như: Xuyên [...]
Th4
Đinh Hương vị thơm tinh tế có trong hương nhang thảo mộc
Đinh Hương có tên gọi khoa học là Syzygium aromaticum loài thực vật này thuộc họ Đào Kim Nương (Myrtaceae). Cây còn có một số tên gọi khác như: đinh [...]
Th4
Đền Ngọc Sơn hòn ngọc văn hóa tâm linh vùng đất Kinh Kỳ.
Đền Ngọc Sơn Quần thể di tích thắng cảnh nằm giữa lòng Hồ Gươm Đền Ngọc Sơn một không gian đền cổ kính trong lòng Hồ Gươm trong xanh, thơ mộng. [...]
Th7
Cây Hương Bài nguyên liệu trong sản xuất Hương Nhang.
Cây Hương Bài có tên khoa học là Dianella Ensifolia là loại thực vật thuộc họ Thích Diệp Thụ (Xanthorrhoeaceae) còn có tên gọi khác như: Cây rễ Hương, Hương [...]
Th3